Địa lý Hắc_Long_Giang

Bản đồ địa hình tỉnh Hắc Long GiangSông Amur (Hắc Long Giang) đóng băngKhu vực bờ hồ Khanka (hồ Hưng Khải) thuộc phía đông tỉnh Hắc Long Giang, hồ Khanka là hồ biên giới giữa Trung Quốc và Nga

Tỉnh Hắc Long Giang nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, vừa là tỉnh cực đông và vừa là tỉnh cực bắc của Trung Quốc. Tỉnh Hắc Long Giang trải dài trên 14 kinh độ (từ 121°11' đến 135°05' kinh Đông) và 10 vĩ độ (từ 43°25' đến 53°33' vĩ Bắc). Phía bắc và phía đông, tỉnh Hắc Long Giang có đường biên giới dài 3.045 km giáp với Nga (vùng Zabaykalsky, tỉnh Amur, tỉnh tự trị Do Thái, vùng Khabarovskvùng Primorsky); phía tây tỉnh Hắc Long Giang là khu tự trị Nội Mông, phía nam tính Hắc Long Giang là tỉnh Cát Lâm. Diện tích toàn tỉnh Hắc Long Giang là trên 473.000 km² (bao gồm cả Gia Cách Đạt KỳTùng Lĩnh), là tỉnh có diện tích lớn thứ sáu tại Trung Quốc (sau Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Thanh HảiTứ Xuyên).[16]

Địa hình

Một cách tổng thể, địa thế tỉnh Hắc Long Giang là cao ở phía tây bắc, bắc và đông nam; thấp ở đông bắc và tây nam; địa mạo chủ yếu là núi non, cao nguyên cùng bình nguyên và mặt nước. Ở tây bắc bộ tỉnh Hắc Long Giang là vùng núi non của dãy Đại Hưng An lĩnh có hướng đông bắc-tây nam; bắc bộ tỉnh Hắc Long Giang là vùng núi non của Tiểu Hưng An lĩnh có hướng tây bắc-đông nam; đông nam bộ tỉnh Hắc Long Giang có các dãy núi có hướng đông bắc-tây nam như Trương Quảng Tài lĩnh (张广才岭), Lão Gia lĩnh (老爷岭), Hoàn Đạt Sơn (完达山); các khu vực núi non này chiếm 24,7% tổng diện tích của tỉnh. Các khu vực gò đồi có cao độ trên 300 mét trên mực nước biển ước tính chiếm 35,8% diện tích tỉnh Hắc Long Giang. Đông bắc bộ Hắc Long Giang có đồng bằng Tam Giang, tây bộ tỉnh có đồng bằng Tùng Nộn và là một bộ phận của bình nguyên Đông Bắc Trung Quốc; đồng bằng chiếm 37% diện tích của tỉnh, với cao độ dao động từ 50-200 mét.[17] Điểm cao nhất Hắc Long Giang là đỉnh Đại Thố Tử (大兔子峰) cao 1.690 mét. Diện tích đất ngập nước của toàn tỉnh Hắc Long Giang là 8,67 triệu ha, trong đó diện tích đất ngập nước tự nhiên là 5,56 triệu ha, chiếm 1/7 diện tích đất ngập nước tự nhiên của toàn Trung Quốc.[16]

Khí hậu

Đại bộ phận tỉnh Hắc Long Giang thuộc đới khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dwa hay Dwb), riêng khu vực cực bắc có khí hậu cận Bắc cực (Köppen Dwc). Tỉnh Hắc Long Giang có bốn mùa phân biệt, mùa hè ngắn, ấm và có mưa; mùa đông kéo dài. Nhiệt độ bình quân năm của tỉnh Hắc Long Giang là từ -4 °C đến 5 °C, cứ thêm một vĩ độ từ đông nam đến tây bắc thì nhiệt độ bình quân ước tính sẽ thấp hơn khoảng 1 °C, đường nhiệt độ bình quân 0 °C kéo thẳng từ Nộn Giang đến Y Xuân. Mỗi năm, toàn tỉnh có 100-160 ngày không có sương giá, sương giá xuất hiện từ hạ tuần tháng 9 ở hầu hết các khu vực trong tỉnh, kết thúc vào hạ tuần tháng 4 đến thượng tuần tháng 5.

Lượng giáng thủy bình quân hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh là từ 400–650 mm, trong đó vùng núi trung bộ có lượng giáng thủy lớn nhất, kế đến là đông bộ, còn thấp nhất là tây bộ và bắc bộ. Lượng mưa từ tháng 5-9 chiếm 80%-90% tổng lượng giáng thủy cả năm. Khu vực tây nam bộ tỉnh Hắc Long Giang là vùng bán khô hạn. Tuy vậy, tỉnh Hắc Long Giang cũng có lượng bức xạ mặt trời phong phú với tổng lượng hàng năm đạt 4.400-5.028 triệu MJ/m², trong đó lượng bức xạ mặt trời từ tháng 5-9 chiếm 54-60% tổng lượng bức xạ mặt trời hàng năm. Số giờ nắng hàng năm trên địa bàn tỉnh Hắc Long Giang là từ 2.200-2.900 giờ. Tốc độ gió bình quân năm ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hắc Long Giang là từ 2–4 m/s.[16]

Sông hồ

Toàn tỉnh Hắc Long Giang có 1.918 sông suối có diện tích lưu vực trên 50 km². Năm hệ thống sông lớn nhất trên địa phận tỉnh Hắc Long Giang là: sông Amur (Hắc Long Giang), sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang), Tùng Hoa Giang, Nộn Giangsông Razdolnaya (Tuy Phân Hà). Nộn Giang từ phía bắc hợp lưu với Tùng Hoa Giang từ phía nam trên ranh giới giữa tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm rồi sau đó chảy về phía đông rồi đổ vào sông Amur. Sông Ussuri ở phía đông tỉnh Hắc Long Giang tạo thành đường biên giới tự nhiên dài 455 km giữa Trung Quốc và Nga và cũng đổ vào sông Amur. Bản thân sông Amur ở phía bắc của tỉnh cũng là một đường biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga dài 1861 km, sau khi nhận nước từ Ussuri, sông chảy hoàn toàn trên lãnh thổ của Nga rồi đổ vào eo biển Tatar. Riêng sông Razdolnaya không thuộc hệ thống sông Amur, nó chảy từ đông nam tỉnh Hắc Long Giang qua cực nam vùng Primorsky của Nga rồi đổ ra biển Nhật Bản. Các sông khác chảy trên địa phận Hắc Long Giang là

Hắc Long Giang có đến 640 hồ lớn nhỏ, trong đó 4 hồ lớn nhất là hồ Khanka (hồ Hưng Khải) tại Mật Sơn trên biên giới Trung-Nga, hồ Kính Bạch (镜泊湖) tại Ninh An, hồ nước mặn Liên Hoàn (连环湖) tại Đỗ Nhĩ Bá Đặc, hồ Ngũ Đại Liên Trì (五大连池) tại thành phố cùng tên. Tỉnh Hắc Long Giang tính đến năm 2011 đã có 640 hồ chứa. Diện tích mặt nước của tỉnh Hắc Long Giang là trên 800.000 ha.[17]

Trên các sông lớn của Hắc Long Giang cũng có nhiều hòn đảo, trong đó có đảo Trân Bảo trên sông Ussuri và là tâm điểm trong Xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969, đảo Ngân Long và một nửa đảo Hắc Hạt Tử ở nơi hợp lưu giữa sông Amur và sông Ussuri đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định biên giới giữa Trung Quốc và Nga. Đảo Thái Dương trên Tùng Hoa Giang và nằm ở giữa khu đô thị mới và cũ của Cáp Nhĩ Tân là một khu phong cảnh và bảo tồn cấp quốc gia của Trung Quốc.[18]

Khoáng sản

Tính đến năm 2011, người ta đã phát hiện được 133 chủng loại khoáng sản (bao gồm cả á khoáng), chiếm 56,12% tổng số chủng loại đã phát hiện được tại Trung Quốc. Trong đó, đã xác định được trữ lượng của 83 loại khoáng sản. Tỉnh Hắc Long có trữ lượng lượng 55 loại khoáng sản đứng vào hàng 10 đơn vị có trữ lượng cao nhất Trung Quốc, trong đó trữ lượng dầu mỏ, than chì, đất sét vàng dùng làm chất màu, feldspat, đá bazan dùng làm đá đúc khuôn, tro núi lửa, đá hoa dùng làm xi măngsillimanite đứng ở vị trí dẫn đầu; trữ lượng quặng rheni, đá hoa dùng để làm thủy tinh, đá bọt, thạch anh dùng làm thủy tinh, quặng osmivàng đứng ở vị trí thứ hai. Tỉnh Hắc Long Giang có diện tích lớn, tài nguyên khoáng sản được phân bố trên phạm vi rộng song lại tương đối tập trung. Dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu tại khu vực Đại Khánh thuộc bồn địa Tùng Liêu; than đá phân bộ tại các khu vực Hạc Cương, Song Áp Sơn, Thất Đài Hà và Kê Tây ở đông bộ của tỉnh; các loại khoáng sản kim loại màu và kim loại đen chủ yếu phân bố tại khu vực Nộn Giang, Y Xuân và Cáp Nhĩ Tân; các mỏ vàng chủ yếu phân bố tại vùng núi Đại Hưng An lĩnh, Tiểu Hưng An lĩnh và các khu vực Y Xuân, Giai Mộc Tư và Mẫu Đơn Giang; các loại khoáng sản phi kim chủ yếu phân bố tại khu vực đông bộ và trung bộ tỉnh Hắc Long Giang.[16]